Cuộc chiến sầu riêng tại Đông Nam Á

Cuộc chiến sầu riêng tại Đông Nam Á

Sau 1 tháng trở lại từ bài viết “Vua của các loại trái cây xâm nhập mạnh thị trường Trung Quốc”. Ở phần trước, King Elong đã giới thiệu đến mọi người một loại trái cây được mệnh danh là ”vua” – trái sầu riêng, cùng những lợi ích mà nó mang lại và con đường thâm nhập vào thị trường “tỷ dân” thì ở phần này, chúng ta cùng tìm hiểu một khía cạnh khác có phần khốc liệt hơn. Đó là cuộc đua xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc của các quốc gia Đông Nam Á.

Là một loại trái cây rất được ưa chuộng tại Trung Quốc. Sầu riêng là một trong 3 loại trái cây có giá trị kim ngạch nhập khẩu lớn nhất cùng với chuối và cherry. Theo Produce Report, năm 2022 Trung Quốc chi khoảng 14,6 tỷ USD cho nhập khẩu trái cây, tăng 8% so với năm 2021. Trong đó, nhập khẩu sầu riêng chiếm gần 30%, tương đương 4 tỷ USD. Hiện, Thái Lan đang là nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho thị trường Trung Quốc với 3,85 tỷ USD, chiếm khoảng 96% kim ngạch nhập khẩu. Việt Nam gia nhập cuộc đua khá muộn khi tháng 7/2022 mới được cấp “visa”, ngay sau đó kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đã đạt 190 triệu USD trong năm 2022, thị phần của sầu riêng Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục cải thiện trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Không riêng Thái Lan hay Việt Nam, một số thủ phủ sầu riêng khác như Malaysia, Philippines, Campuchia,… cũng đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu vào Trung Quốc. Hãng thông tấn xã của Philippines cho biết ngày 4/1/2023, Bộ Nông nghiệp Philippines và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký nghị định thư về việc xuất khẩu sầu riêng tươi sang Trung Quốc. Có ít nhất 4 doanh nghiệp Trung Quốc đã cam kết mua sầu riêng của Philippines trong năm 2023 với giá trị lên tới 260 triệu USD. Một thông tin khác được chú ý trên thị trường rau quả Đông Nam Á gần đây là tập đoàn nông nghiệp PLS Plantainon (Malaysia) và MYFARM Inc (Nhật Bản) đã hợp tác thành lập liên doanh trồng 1.000 ha sầu riêng.

Dự kiến tháng 6 năm nay Trung Quốc sẽ chuẩn bị thu hoạch những quả sầu riêng đầu tiên trồng trên đảo Hải Nam sau hơn 4 năm trồng. Tam Á cũng hướng đến mục tiêu xây dựng khu trồng sầu riêng công nghiệp 3.333 ha trong 3 đến 5 năm tới với dự đoán đến năm 2028 đạt giá trị sản lượng 5 tỷ nhân dân tệ (727 triệu USD). Các nhà phân tích cho rằng sầu riêng trồng tại Trung Quốc có thể khiến giá loại quả này giảm tại thị trường trong nước. Tuy nhiên, chìa khóa thành công là liệu người tiêu dùng có đánh giá sầu riêng trồng tại Trung Quốc là ngon hay không.

Đây vừa là thách thức cũng là cơ hội cho chính chúng ta. Việt Nam mất rất nhiều năm mới có thể xuất khẩu chính ngạch được sầu riêng sang thị trường Trung Quốc. Chúng ta phải chú trọng làm hàng đạt chuẩn xuất khẩu để chiếm thị phần chứ không thể chạy theo chạy theo lợi nhuận rồi thu mua ồ ạt cả hàng kém chất lượng, sầu non, chẳng khác nào quay lại thời kỳ tư duy buôn chuyến. Và hơn thế nữa, chúng ta đang có lợi thế địa lý là quãng đường vận chuyển từ nước ta sang Trung Quốc ngắn hơn, đó là một lợi thế giúp sầu Việt tươi ngon, chi phí vận chuyển tính vào giá thành sẽ rẻ hơn hàng các đối thủ bạn làng. Bên cạnh đó sản lượng sầu của Việt Nam hiện tăng lên trên dưới 1 triệu tấn, cho thu hoạch gần như quanh năm, trong khi Thái Lan và Philippines chỉ thu theo mùa.

Nếu biết tận dụng các lợi thế đó một cách triệt để, trong tương lại liệu Việt Nam sẽ trở thành “ông vua” của “ông vua” trái cây?

 

Bài trước Bài sau
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
index