Thế giới

Thế giới "nín thở" chờ FED công bố mức tăng lãi suất

Những ngày gần đây, hầu hết các ngành nghề đều đang ngóng trông về việc tăng lãi suất của Cục Dự Trữ liên bang (FED).

Theo dự tính FED, sẽ tăng lãi suất là 0.5% dao động từ 5%-5.25%. Nhưng do sự chao đảo gần đây trong lĩnh vực ngân hàng đã lấn át câu chuyện về chính sách tiền tệ và gây ra nhiều bất ổn về lộ trình tăng lãi suất. Cụ thể là sự sụp đổ của Silicon Valley Bank và Signature Bank đã ảnh hưởng đến suy nghĩ của FED về chính sách tiền tệ. Nguyên nhân là do lãi suất cao hơn đã làm giảm giá trị nắm trái phiếu của ngân hàng, khiến ngân hàng rơi vào tình trạng khan hiếm tiền và sụp đổ khi bị rút tiền ồ ạt. Khi tăng lãi suất hơn nữa, việc vay mượn đắt đỏ hơn đối với các ngân hàng nói chung và làm giảm giá trị các khoản đầu tư của họ, trong đó có cả trái phiếu.

• Quyết định của FED

Kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ, FED đã quyết định tăng lãi suất thêm 0.25%. Phạm vị dao động ở mức 4.75% - 5%. Ủy ban Thị trường Mở Liên Bang (FOMC) cũng thông báo rằng “họ sẽ giám sát chặt chẽ và có khả năng thêm một số chính sách bổ sung để lạm phát trở lại mức 2%”. FED dự kiến ít nhất một lần tăng lãi suất thêm 0.25% vào cuối năm 2023, nhưng nhấn mạnh sẽ sớm dừng việc tăng lãi suất.

• Những thay đổi sau khi FED tăng lãi suất

Đồng USD sụt giảm mạnh sau khi FED tăng lãi suất. Đồng USD giảm 0.24% so với phiên giao dịch trước là 102.8 điểm còn 101.9 điểm. Đây là chỉ số Dollar Index (DXY), đo lường đồng USD với 6 đồng chủ chốt (EUR, JYP, GBP, CAD, SEK, CHF).

Chỉ số tiêu dùng cá nhân cốt lõi, thước đo lạm phát ưa thích của FED được dự báo là 3.6% vào năm 2023, tăng so với dự báo trước đó là 3.5%. Đối với năm 2024, lạm phát ước tính sẽ chậm lại ở mức 2.6%, nhưng cao hơn so với dự báo trước đó là 2.5% và năm 2025 là 2.1%. Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến là 4.5% năm 2023 và 4.6% năm 2024. Chính sách thắt chặt tiền tệ quá mức ảnh hưởng nhiều đến tầng lớp lao động; thất nghiệp và lãi suất cao hơn dự kiến sẽ tạo ra một vết lõm lớn trong tăng trưởng kinh tế trong năm tới.

Tại thị trường trong nước, cuối phiên giao dịch ngày 22/3, Ngân hàng nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD không đổi, hiện ở mức 23,617 đồng.

• Tại sao FED vẫn tăng lãi suất bất chấp khủng hoảng ngân hàng?

FED từ lâu đã chịu áp lực phải làm nhiều hơn nữa để giảm lạm phát và tăng lãi suất là một trong số ít công cụ mà FED có thể sử dụng, Năm ngoái, FED đã tăng lãi suất khi cố gắng kiếm chế lạm phát. Lãi suất cao hơn có thể làm giảm lạm phát nhưng cũng có góp phần hạn chế mở rộng kinh tế.

Cũng nhiều ý kiến cảm thấy rằng: FED đã đi quá xa trong tăng lãi suất và cho rằng lạm phát đang có xu hướng đi đúng hướng. Các yếu tố khác, như sức chi tiêu tiêu dùng được duy trì và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn mặc dù lãi suất cao hơn, cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định của FED vì họ cho rằng nền kinh tế có thể chịu được lãi suất cao hơn.

Bài trước Bài sau
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
index