Trung Quốc mở cửa – Cơ hội hay thách thức cho nông sản Việt Nam?

Trung Quốc mở cửa – Cơ hội hay thách thức cho nông sản Việt Nam?

Năm 2022 – được xem là năm đặc biệt trong việc hợp tác xuất khẩu nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nghị định xuất khẩu nông sản chính ngạch đối với các loại cây ăn trái như: sầu riêng, khoai lang, chuối, chanh leo, ớt tươi, đã dấy lên hy vọng cho bà con nông dân sau một thời gian dài nông sản rớt giá. Cùng với động thái mở cửa sau đại dịch ngày 08/01/2023 của Trung Quốc, việc thông quan hàng hóa, đi lại và giao lưu giữa các nước được dễ dàng hơn. Do vậy, năm 2023 được dự đoán sẽ là năm bùng nổ để nông sản Việt Nam mở rộng thị phần.

Theo khảo sát thị trường, giá các mặt hàng nông – thủy sản đều tăng rõ rệt trong 3 tuần trở lại đây, đặc biệt là sau dịp Tết Nguyên Đán. Đặc biệt các loại nông sản xuất khẩu chính ngạch như sầu riêng, giá tăng gấp 2 – 3 lần so với thời gian trước. Ngay khi Trung Quốc mở cửa, thương lái đã bắt đầu thu mua thanh long với sản lượng khủng, đẩy giá lên rất cao, làm nông dân rất phấn khởi.

Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc không còn dễ tính nữa, để xuất khẩu chính ngạch sang đất nước tỷ dân này, nông sản phải được quy hoạch vùng trồng, dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật giảm về mức gần bằng các nước phát triển. Ngoài ra, các cơ quan nông nghiệp cần có sự quy hoạch vùng trồng, thành lập các tổ chức để tránh trường hợp nông dân chạy theo giá cả dẫn đến trồng ồ ạt, gây mất cân bằng trong cơ cấu cây trồng, ảnh hưởng đến giá nông sản.

Thực tế hiện tại cho thấy, hiện tại các khu chợ đầu mối lớn và các ngõ giao thương nông sản, các loại trái cây như cam, mận An Phước, xoài Đài Loan, … đều rớt giá mạnh. Có một điểm chung là các loại nông sản này đều không nằm trong danh mục xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Đặc biệt, năm nay Tết đến sớm và sức mua luôn luôn giảm mạnh sau Tết, các loại trái cây lại rộ mùa đồng loạt, dẫn đến giá cả giảm mạnh. Cụ thể như cam sành 10,000đ/kg thậm chí có nơi bán 6,000đ/kg; mận An Phước 10,000đ – 15,000đ/kg. Đây là hệ lụy nghiêm trọng của kinh tế nông nghiệp, bài toán “Giải cứu nông sản” vẫn diễn ra thường xuyên, chính vì thế việc quy hoạch vùng trồng, mã vùng trồng và canh tác đúng kỹ thuật là những từ khóa chính để nông sản Việt Nam thực sự hội nhập và chiếm lĩnh thị trường thế giới.

 

Bài trước
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
index